1 thg 7, 2007

Quyền được sống nơi mình chọn lựa trên đất nước mình




Quyền được sống nơi mình chọn lựa trên đất nước mình
Bài đăng lại trên báo Thanh niên
Tương Lai

Cái quán tính "xin - cho" của một thời bao cấp để một dấu ấn quá đậm trên gương mặt xã hội cho nên nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều cơ quan công quyền và cán bộ quản lý nhà nước các cấp đã quên mất "quyền của dân".

Đại hội X vừa rồi khẳng định "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân". Và từ ngày 1.7.2007, khi Luật Cư trú bắt đầu có hiệu lực, một cột mốc ghi nhận quyền được sống nơi mình đã chọn của người dân được pháp luật quy định và tạo điều kiện thực hiện, là một bước tiến đáng mừng của tiến trình dân chủ hóa xã hội đang được đẩy mạnh.

Thật ra thì quyền được sống nơi mình đã chọn đã được Hiến pháp 1946 và rồi sau đó Hiến pháp 1992 ghi rõ trong Điều 68: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước…". Song trong thực tế, quyền "bất khả xâm phạm" đó vẫn chưa được thực thi đầy đủ, biết bao công dân vẫn phải chịu thân phận "phó thường dân" khi mà được đăng ký hộ khẩu chỉ là một ước mơ xa vời đối với hàng triệu người từ nông thôn ra thành phố sống để kiếm việc làm. Với Luật Cư trú có hiệu lực từ hôm nay, ước mơ đó đang được thực hiện.

Phạm vi điều chỉnh của luật gồm 2 nội dung chủ yếu: quyền tự do cư trú của công dân và việc đăng ký, quản lý cư trú. Cả hai nội dung đó có mối liên quan quy định lẫn nhau, không có những quy định công khai và minh bạch về việc đăng ký và quản lý, mà chủ yếu là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước đối với việc đảm bảo thực thi quyền tự do cư trú của công dân, thì quyền đó cũng chỉ nằm trên giấy. Chính vì thế mà dư luận đặc biệt quan tâm đến nghĩa vụ và cách ứng xử của các cơ quan quyền lực đối với việc thực thi luật. Và thật mát lòng với lời khẳng định: "Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý cư trú. Trong lực lượng vũ trang, đó là mệnh lệnh. Chỉ được làm và phải làm như thế" của vị trung tướng Phó tổng cục trưởng Cảnh sát trả lời cho câu hỏi "dân nộp hồ sơ đăng ký cư trú mà bị đùn đẩy trách nhiệm không giải quyết thì sao?". Về việc làm sao để UBND xã phải xác nhận "yếu tố hợp pháp" cho dân theo Nghị định 107, câu trả lời cũng thật rành rọt, dứt khoát: "Thủ tướng đã ký ban hành tức là địa phương phải chấp hành. Nghị định nêu ra thủ tục như vậy tức là UBND xã có nghĩa vụ phải thực hiện. Có tranh chấp thì phải xác nhận là có, mà không tranh chấp phải xác nhận là không. Không thể từ chối yêu cầu của dân!".

Dân chờ đợi câu trả lời nghiêm cẩn và minh bạch ấy đã lâu, 2 triệu người đủ điều kiện nhập hộ khẩu đang hiểu rằng, với thái độ nghiêm cẩn và minh bạch của cơ quan quản lý nhà nước, ước mơ cháy bỏng của họ đang được thực hiện. Từ câu trả lời của vị trung tướng công an(*), dân thấy rõ quyền của mình là có thật, quyền ấy được bảo vệ và được sự hậu thuẫn vững chắc về mặt pháp lý và lực lượng thực thi.

Có thể cái quán tính của căn bệnh "hành dân" vốn là trọng bệnh chưa thể dẹp bỏ một sớm một chiều. Chính vì thế, việc tuyên truyền, phổ biến về quyền công dân được thể hiện trong Luật Cư trú cùng với các văn bản liên quan để từng người dân hiểu rõ, biết dựa vào đó để làm điểm tựa mà yêu cầu cơ quan công quyền thực thi nghiêm chỉnh. Quyền được sống nơi mình đã chọn lựa, đó là quyền của người nhập cư nói riêng và quyền công dân nói chung đang được hậu thuẫn vững chắc bởi luật và bởi tinh thần nghĩa vụ và tính minh bạch từ câu trả lời tuyệt vời của vị trung tướng công an.

(*) Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 27.7.2007

Tương Lai

http://www1.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2007/7/2/199142.tno

9 nhận xét:

  1. Theo em, khi mà dân không có tiếng nói độc lập thông qua tự do báo chí thì chẳng thể nào thực thi được cái cóc khô gì hết! Chính tế nên Quyền Tự do Ngôn luận phải được viết hoa, đặt lên hàng đầu rồi mới nói đến chuyện khác.
    (Topic trước của bác em đã có trả lời nhưng chưa post được, trục trặc Internet nên ko làm được gì cả.)

    Trả lờiXóa
  2. Quan không nắm luật, dân không biết luật đương nhiên là loạn.
    Mong rằng ai cũng nắm thật vững luật pháp để quan & dân cùng phối hợp (đôi khi là ép nhau) hành xử theo đúng luật pháp. Lúc đó chúng ta sẽ có nhà nước pháp quyền.

    Trả lờiXóa
  3. Hừm, cứ nghiêm cẩn và minh bạch thì quan còn đường nào mà ăn tiền nữa. Bác mà cứ théc méc nhìu như dị là lại bị người ta đe dọa nữa cho koi!

    Trả lờiXóa
  4. Hehe!
    lại một chò hề nữa...
    Trích;Thật ra thì quyền được sống nơi mình đã chọn đã được Hiến pháp 1946 và rồi sau đó Hiến pháp 1992 ghi rõ trong Điều 68: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước…". Song trong thực tế, quyền "bất khả xâm phạm" đó vẫn chưa được thực thi đầy đủ...
    Như vậy từ năm 92 tới nay là bao lâu...vậy hóa ra 15 năm kia là chính ĐCS chẳng coi cái hiến pháp ra gì, ta lấy ví dụ..đời con người ta 60 năm cuộc đời...Khi hiến pháp này ban hành ..anh/ chị ta 45 t..bây giờ sau 15 năm vậy là =huề...Vậy thì còn lập ra mấy cái tòa án khỉ làm cái quái gì trong khi chính chính phủ lại là những người vi phạm HP một cách trắng trợn như thế?!
    Ta thử nhìn vào bộ luật mới này coi sao,
    *LUẬT CƯ TRÚ*
    Mới nhìn vào thì thấy nhà nước có thiện chí trong việc hợp thức hoá cho những người tạm trú. Căn bản của vấn đề hộ khẫu vẫn là để kiểm soát chặt chẽ người dân. Cũng là để thanh lọc những thành phần mà Nhà nước không ưa thích.
    Kỹ sư Bạch Ngọc Dương cũng là 1 nạn nhân của vấn đề cư trú. Cuối cùng phải cư trú ở Campuchia dưới quản lý của HCR, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ.
    Sau khi đã thanh lọc và hợp thức hoá tạm trú, thì cũng có lẻ sẽ có những đợt càng quét để cũng cố chặt chẽ việc quản lý nhân dân.
    Thủ tục cấp hộ khẩu, tức là cho thường trú hợp pháp, mới nhìn thì thấy đơn giản. Chỉ cần có giấy tạm trú 1 năm. Nhưng thật ra còn có nhiều phức tạp và khó khăn.
    GIẤY TẠM TRÚ.
    Muốn có giấy tạm trú thì phải có giấy tạm vắng của CA nơi thường trú, có hộ khẩu. Thông thường, giấy tạm vắng chỉ cấp 3 tháng, rồi sau đó, người xin phải về trình diện CA để xin gia hạn 3 tháng nữa.
    Việc CA cấp giấy tạm vắng là 1 cái đấp mô, cản trở hồ sơ tạm vắng. Nó cũng là 1 cơ hội để CA tham nhũng. Nếu không biết điều ở khâu đầu tiên, thì bị hạch sách và đòi lại 1 cái chứng nhận đồng ý của CA nơi đến, chấp thuận sẽ cho vào tạm trú. Với lý do là CA không biết được đương sự nầy sẽ đến đâu, và sẽ làm việc gì?
    Giấy nầy không có thể xin được, và chỉ có những tờ giấy màu có in hình Bác Hồ với những con số có mệnh giá của đồng tiền VN mới giải quyết được
    HỒ SƠ XIN TẠM TRÚ.
    * Phải có hộ khẩu, tức là thường trú ở nơi tạm vắng.
    * Phải có giấy đồng ý của CA cho phép tạm vắng.
    * Phải có ý kiến chấp thuận của chủ hộ, đồng ý cho vào hộ ở tạm trong hộ gia đình.
    * Phải có hộ khẩu của chủ hộ đồng ý cho vào ở tạm.
    NHỮNG PHỨC TẠP VỀ TẠM TRÚ.
    * Đến ở đậu nhà bà con, bạn bè. Thường thì chỉ có 1 người hoặc 1 cặp vợ chồng, lý do nhà không đủ chỗ cho số đông người.
    * Đến ở phố hoặc nhà cho thuê.
    Chủ hộ hoặc chủ nhà cho thuê chỉ muốn cho ở tạm trong một thời ngắn. Không muốn cho thường trú lâu dài, bởi vì khi đã cho nhập hộ khẩu, ghép hộ khẩu thì không thể đuổi nhà. Kể như mất nhà.
    Tóm lại cái khó khăn nằm ở phần ý kiến của chủ hộ, chủ nhà. Cho dù có 1.300.000 ở HN, và 800 ngàn ở Sài gòn có đủ điều kiện về thời gian tạm trú là 1 năm, nhưng rất khó có được ý kiến đồng ý cho thường trú lâu dài. Mất nhà.
    Trước sau gì, cũng chỉ là mục đích để nắm chặt chẽ việc quản lý con người, để kiểm soát các mặt an ninh, chính trị, phân bố lao động, và cũng là cơ hội để CA kiếm chút cháo.
    Thưa bà con,
    Còn một chi tiết nữa là trong bộ luật này,người nộp thuế được quyền giữ bí mật thông tin..
    Thuế má thì rõ ràng là thông tin cá nhân. Nhưng thử hỏi ngày nay các đại gia soái to nhỏ COCC đang hái ra bạc tỉ. Thế thì bí mật thông tin về thuế là đòn phép cho các chú G7 .. . G8 ở Hà nội .Sài gòn lượn qua mặt các " cơ quan chức năng" nuốt nhanh những phi vụ béo bở,cắt chuyển lẹ ra Bank ngoại quốc.
    mấy cái nhà ông làm luật của chính phủ VN thật là coi thường dân trí của dân ta quá!
    Gởi DZU,
    DZU khi nào rảnh thì lật lại L/S việt Nam coi.Ngày Việt Minh giành được chính quyền tớ nhớ hình như nhớ là họ dùng từ trong sách giáo khoa sử là;
    " VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN TỪ TAY..."
    Như vậy; nghiễm nhiên họ đã tự nhận họ là một đảng cướp bắt đầu từ ngày ấy rồi, phải không DZU?
    Chào nhé,

    Trả lờiXóa
  5. Trích của Talawho?: "Mong rằng ai cũng nắm thật vững luật pháp để quan & dân cùng phối hợp (đôi khi là ép nhau) hành xử theo đúng luật pháp. Lúc đó chúng ta sẽ có nhà nước pháp quyền."
    Hihi ... Đó là định nghĩa "nhà nước pháp quyền" made in Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Dù sao quy trình nghiệp vụ quản lý cư trú được cụ thể hóa trong luật vẫn hơn,nó buộc công chức phải thực thi nhiệm vụ và nếu không thực thi sẽ phạm luật,điều này khiến công chức e sợ hơn.Còn vi phạm quy trình nghiệp vụ thì pháp luật không điều chỉnh được và khả năng thực thi Luật yếu.
    câu trả lời tuyệt vời của vị trung tướng công an cũng chỉ để an ủi cho bà con sướng tý.Chuyện làm sai quy trình chưa ai bị bỏ tù cả,chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm là xong.
    Dù sao cũng ghi nhận một bước tiến về phía khẳng định quyền tự do cư trú đã được hiến định,một bước tiến của tiến trình dân chủ hóa xã hội

    Trả lờiXóa
  7. hihi, em đề nghị bác Hải ra ứng cử Hội đồng nhân dân phường

    Trả lờiXóa
  8. Ứng mà không được cử thì còn khuya nhé!Hahaha!!!

    Trả lờiXóa
  9. @Áng Mây Bay:Xem ra phiền phức quá phải không bác.Theo em thì cứ sao y một loạt chứng minh ,ai hỏi chìa bản sao ra.Xong!ai muốn thu thì thu,bản sao cho luôn(đừng bao giờ đưa bản chính)Như vậy khó mà phạt được bạn vì bạn không sai luật.Kiểm tra xong ,ngủ khỏe!!!

    Trả lờiXóa