30 thg 12, 2007

Thư cuối năm




Kính gửi các bạn đọc, các bạn cộng tác, và các thân hữu xa gần,

Hôm nay, 31/12/2007 ngày cuối cùng của một năm đầy sự kiện đang dần qua. Chúng tôi xin gửi đến các bạn lời chúc An Lành - Sức Khỏe - Hạnh Phúc cho năm mới 2008 sắp đến.

Như các bạn đã biết, CLB Nhà báo Tự do chúng tôi chỉ mới hình thành trên 3 tháng, chính xác là 3 tháng 12 ngày. Tất nhiên trên những bước đi chập chững ban đầu ấy không tránh khỏi những va vấp, những sơ sót và có thể nói vẫn chưa đáp ứng được sự tin yêu của các bạn dành cho chúng tôi. Chúng tôi cũng thế, chúng tôi tự cảm thấy còn phải cố gắng hơn nữa cho tiêu chí TỰ DO - TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN để phản ảnh lại sự thật trong xã hội chúng ta hôm nay.

Thưa các bạn chỉ mới trên 3 tháng, nhưng CLB chúng tôi luôn gắn liền với những sự kiện lớn của đất nước. Từ vụ sập cầu Cần Thơ, qua bão lũ miền Trung, đến các cuộc đình công... phiên tòa phúc thẩm 2 luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và sự kiện đang còn nóng hổi tính thời sự là các cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên yêu nước phản đối Trung Quốc manh tâm xâm chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với tât cả nhiệt huyết, tình dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt, chúng tôi nguyện đồng hành cùng dân tộc và ưu tiên đứng về phía những người dân nghèo khổ thua thiệt. Chúng tôi khẳng định, chúng tôi làm tất cả một cách khách quan, vô vụ lợi. Thế nhưng phản ảnh sự thật bao giờ cũng là hành trình đầy chông gai, khó khăn và thậm chí nguy hiểm. Ngoài việc khó khăn khi tác nghiệp vì là những "nhà báo không thẻ", chúng tôi còn luôn phải đối mặt với những thế lực mạnh nhằm bịt miệng chúng tôi. Chúng tôi đã liên tục bị sách nhiễu, quấy rối, hù dọa, vu khống và thậm chí bị hành hung và cưỡng chế ngay giữa trung tâm thành phố... tất cả hành vi ấy đều hoàn toàn trái với pháp luật. Với tâm nguyện "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật" mà nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn cổ súy, chúng tôi - những công dân bình thường sẽ tiếp tục tố cáo trước dư luận những hành vi vi hiến, vi pháp ấy. Chúng tôi mong mỏi được sự ủng hộ của tất cả những ai còn lương tri, còn trăn trở với vận mệnh của đất nước và dân tộc. Chúng tôi nguyện sẽ làm hết sức mình cho TỰ DO NGÔN LUẬN, cho Sự Thật được bày tỏ.

Một lần nữa, nhân dịp Năm Mới 2008 đang đến. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các bạn. Đặc biệt là các bác blogger lão thành như bác nhạc sĩ Tô Hải, bác Nam Hà (linhgia), bác Chiều Chiều...; các anh TS Lê Tuấn Huy, Ngô Quốc Phương, các văn nghệ sĩ, các bạn cộng tác viên trong và ngoài nước và tất cả các thân hữu gần xa.

Kính chúc Năm mới 2008 An lành, Hạnh phúc, Thành công.

TM/CLB Nhà báo Tự do

28 thg 12, 2007

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: “Nếu có biểu tình chúng tôi sẽ xuống đường…”




Nhà Văn Nguyễn Khắc Phục. file photo.


“Nếu có biểu tình chúng tôi sẽ xuống đường…”. Thưa quí thính giả, đó là lời nhà văn Nguyễn Khắc Phục tuyên bố trong câu chuyện với Việt Hùng của Đài Á Châu Tự Do liên quan đến vấn đề tranh chấp biên giới lãnh hải Trung Quốc - Việt Nam. Từ Hà Nội, nhà văn Nguyễn Khắc Phục đưa ra nhận định.


Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Đối với tôi và tất cả những người Việt Nam khác Tổ quốc là thiêng liêng nhất và phải được bảo vệ đầy đủ lãnh thổ, chủ quyền và danh dự. Tôi không muốn có chiến tranh, chỉ tha thiết mong hòa bình, thế nhưng trong nhiều năm nay những hành vi của nhà cầm quyền Trung Quốc gây nên những hiểm họa rất lớn cho chủ quyền và an ninh của Việt Nam nhất là vừa rồi họ có những hành vi như vậy thì tôi không thể không lên tiếng được.

Việt Hùng: Nhưng việc biên giới lãnh hải là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, vấn đề đó cá nhân nhà văn và những bạn văn nghệ sĩ của nhà văn tại Việt Nam đã bao giờ có dịp trình bày đưa thỉnh nguyện thư tới các cấp chính quyền hay chưa?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Hai việc đó khác nhau lắm. Nó là phản ứng trực tiếp và từ tình cảm mà tôi muốn nói với công chúng và những bạn bề của mình về những điều này, còn những việc khác là thuộc vào lãnh vực khác…

Việt Hùng: Nhưng mà từ trước đến nay các nhà lãnh đạo tại Việt Nam vẫn thường nói rằng, phát biểu ý kiến cá nhân thì có thể được, nhưng mà lên tiếng và ký đơn tập thể như vậy thì có đúng theo tinh thần pháp luật ở Việt Nam hay không nhất là đối với giới cầm bút?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Không, theo như tôi biết thì không có sự cấm đoán nào đối với tôi và khi tôi phát biểu tất cả những điều này là tôi chịu trách nhiệm với tư cách là công dân của đất nước. Tôi nói tất cả những gì mà tôi cho là sự thật và tôi tin vào những điều tôi nói.

Việt Hùng: Trong vấn đề biên giới lãnh hải Hoàng Sa và Trường Sa người Việt Nam vẫn cho rằng là của Việt Nam, nhưng trong nhiều chục năm qua chính phủ Việt Nam luôn giữ thái độ thụ động trong những đàm phán với Trung Quốc? Với cái nhìn của nhà văn những vấn đề đó có thể hiểu như thế nào?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Tôi cho rằng một trong những vấn đề cần quan tâm sâu sắc nhất chính là vấn đề thông tin, tất cả những điều này rất mù mờ… cho nên những việc liên quan đến đàm phán với Trung Quốc về biên giới và lãnh hải, tôi là một người dân tôi không hề biết rõ ràng là như thế nào…

Cho nên muốn có một thái độ rõ ràng và minh bạch thì cần phải biết rõ thông tin sự thật và đấy là một trong những đòi hỏi hàng đầu mà chúng tôi đang muốn và chờ đợi và đó chính là nội dung qua những bức thư tôi viết.


Quyền lợi và Danh dự Tổ quốc

Việt Hùng: Nhà văn có cho rằng sự lên tiếng của nhà văn cũng như một số văn nghệ sĩ ở tại Việt Nam đó là sự nhập cuộc hay nói đúng hơn, chúng tôi xin dùng từ đóng trong ngoặc kép đó là “thách thức” đối với chính quyền?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Không, không có đâu, ở đây chúng tôi không thách thức không nhập cuộc gì cả… bởi vì suốt cả cuộc đời chúng tôi đã sống như thế thì bất kỳ điều gì có liên quan đến quyền lợi và danh dự của Tổ quốc mình thì nó luôn thường trực chứ không phải là hành vi bột phát gì cả và ở đây chúng tôi không thách thức ai cả.

Tất cả những việc đó là lương tri tự nhiên nó bật ra. Khi Tổ quốc bị đe dọa về chủ quyền, an ninh và danh dự thì bất kỳ ai cũng làm ngay tức khắc những việc mà một công dân phải làm thôi. Cho nên tôi không nghĩ rằng một ai đó sẽ cho là thách thức.

Việt Hùng: Nhưng từ trước đến nay việc lên tiếng tập thể của không ít văn nghệ sĩ tại Việt Nam trong lần này có thể nói là lần đầu tiên?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Thật sự từ trước đến nay tôi là một người viết nên tôi quan tâm đến những điều gì mà mình đang viết. Còn những hoạt động ở bên ngoài gần như tôi rất ít chú ý…thế nhưng lần này tôi cho việc đó quá nghiêm trọng và không thể ngồi im được nữa.

Việt Hùng: Nhà văn có cho rằng đây là sự bức phá trong cái “vỏ ốc” riêng của không ít văn nghệ sĩ ở tại Việt Nam?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Tôi không muốn nhân danh ai, tôi không thể phát biểu thay cho họ được, tôi chỉ phát biểu với tư cách cá nhân tôi thôi là khi nhận thức được mối đe doạ to lớn đối với danh dự, lãnh thổ của đất nước thì tôi tin tất cả mọi người sẽ làm như tôi.

Việt Hùng: Nhà văn có nói từ trước đến nay dư luận thiếu thông tin về vấn đề biên giới lãnh hải thì nhà vân có cho rằng với vai trò của nhà văn, nhà văn đang làm cái việc để nói cho dư luận mà người dân tại Việt Nam cần phải biết hay không?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Tôi rất thiếu thông tin, thiếu những hiểu biết cụ thể về những gì đang diễn ra trên lãnh hải và biên giới của Tổ quốc mình thế thì tôi tin là đồng bào của chúng ta cũng cần biết những điều ấy.

Việt Hùng: Nhà văn nói người dân ở ViệtNam cần biết những gì cần phải biết… như vậy vai trò của nhà văn sẽ phải đóng vai trò gì trong vấn đề này?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Trước hết là các nhà văn cần phải trung thực hơn nữa đối với chính mình! Thứ hai, quan trọng hơn đối với nhà văn là không phải cá nhân anh ta viết thế nào, viết điều gì, quan trọng hơn là anh ta phải cùng với nhân dân mình, độc giả của mình để nhìn thẳng vào sự thật, kể cả những sự thật khắc nghiệt nhất, miễn làm sao sau khi sự thật ấy được biết thì nó phải được xử lý tốt nhất cho quyền lợi và hạnh phúc của Tổ quốc của anh ta và nhân dân của anh ta.

Việt Hùng: Trong những lần biểu tình vừa rồi của thanh niên và sinh viên ở tại Hà Nội, cá nhân nhà văn có tham dự vào những cuộc biểu tình đó hay không?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Thực sự tô không biết là có những việc đó, nhưng mà bây giờ nếu có tôi cũng sẽ đi!

Việt Hùng: Tức là nhà văn nói trong 2-3 tuần lễ vừa qua tại Hà Nội có những cuộc biểu tình mà nhà văn không được biết phải không?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Vâng tôi không được biết.

Việt Hùng: Nhà văn nói trong tương lai nếu có những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên thì nhà văn sẽ xuống đường hay sao, có đúng là nhà văn nói như vậy hay không?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Những cuộc biểu tình vì danh dự và quyền lợi chính đáng của Tổ quốc mình thì tôi sẽ tham dự.

Việt Hùng: Nhưng mà thưa nhà văn, cho đến bây giờ nhà văn vẫn là hội viên Hội nhà văn Việt Nam?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Vâng hiện nay tôi là hội viên Hội nhà văn

Việt Hùng: Việc lên tiếng của nhà văn trước những vấn đề liên quan đến biên giới lãnh hải trong khi Hội nhà văn Việt Nam chưa có một lên tiếng chính thức nào? Những lên tiếng của cá nhân nhà văn, nhà văn có quan ngại sẽ đụng chạm tới những đồng nghiệp của nhà văn hay trực tiếp tới chỗ đứng của nhà văn trong Hội nhà văn Việt Nam?

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: Tôi chỉ thể hiện những điều mà một nhà văn, một người cầm bút thấy phải làm với trách nhiệm và lương tri của mình, còn tôi không bận tâm đến “ai đó” hay “tổ chức nào đó” phải quan ngại và phiền toái gì cả…

Việt Hùng: Vâng, thay mặt quí thính giả của đài cám ơn nhà văn Nguyễn Khắc Phục.

Nguồn : RFA

27 thg 12, 2007

Công an Tp.HCM ngang nhiên bắt giữ người trái pháp luật




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

* * * * * * *

ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO LẦN 2

Về việc: Công an Tp.HCM ngang nhiên tiếp diễn và cố tình bắt giữ tôi trái pháp luật mặc dù tôi đã trực tiếp tố cáo và khẳng định hành vi này là vi phạm Luật hình sự

Kính gửi : Ông Nguyễn Chí Dũng – Giám đốc công an Tp.HCM

Đồng kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân Tp.HCM

Đồng kính gửi: Ông Lê Hoàng Quân – Chủ tịch UBND Tp.HCM

Đồng kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Đồng kính gửi: Các vị Đại biểu quốc hội (khu vực Quận 3)

Tên tôi là : NGUYỄN VĂN HẢI, Sinh năm : 1952.

CMND số : 023413253 do Công An Tp.HCM cấp ngày: 06/01/2000

Hiện cư trú tại : 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, Tp.HCM

Xin trình bày với ông sự việc như sau:

1/ Tóm tắt nội dung đơn tố cáo đã gửi đến Công an Tp.HCM và Viện KSND Tp.HCM vào ngày 21/12/2007:

Nguyên tôi cùng nhóm Blogger Câu Lạc bộ Nhà báo tự do (CLBNBTD) có tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 16/12/2007 tại khu vực Nhà văn hóa thanh niên, gần Lãnh sự quán Trung quốc. Cuộc biểu tình này xuất phát từ tấm lòng yêu nước và căm phẫn của một người dân trước hành động ngang ngược của nhà cầm quyền trung Quốc, chúng tôi đã tham gia với một thái độ ôn hòa và không hề có một hành vi quá khích hay vi phạm pháp luật nào cụ thể.

Tuy nhiên ngay khi ra về lúc 15h, tôi đã bị công an Tp.HCM chặn bắt giữa đường theo cách “bắt khẩn cấp” đối với một tội phạm nguy hiểm. Họ bẻ ngoặt tay, bóp yết hầu tôi, vu cáo tôi là “buôn ma túy” và khiêng tôi lên xe buộc tôi phải về đồn công an phường Đa Kao Quận 1, thu giữ điện thoại, máy ảnh của tôi, chửi mắng dọa nạt tôi và thẩm vấn tôi liên tục cho đến 20h20p cùng ngày. Khi tôi ra về họ đã không hề đưa cho tôi bất cứ một biên bản vi phạm hành chính hay một biên bản, quyết định hay căn cứ Pháp luật nào cho thấy tôi đã phạm tội lỗi gì. Rõ ràng là theo đúng luật định thì nếu như tôi vi phạm hành chính thì phải có biên bản vi phạm hay quyết định xử phạt, nếu tôi vi phạm tội hình sự thì họ phải giao cho tôi quyết định, khởi tố, truy tố ghi rõ tội danh mà tôi đã phạm phải. Tôi nhận thấy họ đã áp dụng các biện pháp đối với tôi như một tội phạm hình sự chỉ vì tôi đã tham gia biểu tình chống Trung quốc một cách ôn hòa cùng vô số người dân yêu nước khác.

Ngày 21/12/2007 tôi đã gửi đến ông đơn tố cáo và nhận định họ đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của tôi và những quyền cơ bản của công dân bao gồm:

- Quyền tự do đi lại và cư trú theo Điều 68 Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú..”

- Quyền biểu tình theo điều 69 Hiến pháp 1992 "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể theo Điều 71 Hiến pháp 1992 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”

Ngoài ra tôi đã chỉ ra cụ thể các tội hình sự mà công an Tp.HCM đã vi phạm khi bắt giữ và thẩm vấn tôi, bao gồm:

1. “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123 Bộ luật hình sự:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

2. “Tội làm nhục người khác” theo điều 121 Bô luật hình sự:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

3. “Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 Bộ luật hình sự:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

Ngoài ra tôi cũng yêu cầu bồi thường thỏa đáng những thiệt hại về vật chất, tổn hại về tinh thần mà công an Tp.HCM đã gây nên.

2/ Vi phạm tiếp diễn sau khi đơn tố cáo đã gửi đi:

Vào lúc 19h20p tối ngày 22/12/2007 tôi đã nhận được một Giấy mời của Công an Phường 8 quận 3 do ông Trung tá Đỗ Minh Quyến ký ghi rõ lý do “giải quyết đơn thưa tố cáo”, thời gian làm việc là 7 giờ sáng ngày Chủ nhật 23/12/2007. Do nhận thức đây chỉ là giấy mời nhằm giải quyết quyền lợi của tôi, hơn nữa việc gửi giấy mời quá sát giờ và lại là vào ngày chủ nhật, không tiện cho sinh hoạt cá nhân nên tôi đã tự ý không đến.

Vào sáng ngày 23/12/2007 khi tôi cùng với nhóm khoảng 8 người cùng nhau đi bộ đến công viên ngay trước Siêu thị Diamond Plaza thì thấy có nhiều công an đến chặn không cho vào dù chúng tôi đã giải thích là chỉ đi đến Nhà Văn hóa thanh niên (khi ấy có rất đông người ra vào thoải mái). Chúng tôi thấy vậy thì cùng nhau băng qua đường đến chỗ Siêu thị Diamond Plaza bán cà phê để ngồi chơi tuy nhiên các anh Công an vẫn bám sát và yêu cầu chúng tôi phải đi về. Sau vài phút tranh cãi một cách ôn hòa thì Công an đã gọi một chiếc xe đến và lại cưỡng chế tôi về với lý do tôi đã trái lệnh, không chấp hành Giấy mời “giải quyết đơn thưa tố cáo” nói trên.

Tại đồn công an họ thu giữ của tôi một chiếc máy ghi âm và tiếp tục thẩm vấn tôi với ý đồ gán ghép tôi có liên quan đến những tổ chức nước ngoài mà tôi không hề hay biết. Chiếc máy ghi âm của tôi cũng bị thu giữ mà không được giải thích rõ lý do phù hợp và cũng không lập một biên bản theo đúng mẫu của cơ quan công an. Hiện nay cũng không có ai có ý định trả lại cho tôi như thể nó đã bị tịch thu một cách khó hiểu. Đến 20h tôi mới được thả về với yêu cầu là sáng hôm sau lại làm việc tiếp. Do tôi nói rằng tôi sẽ rất mệt mỏi nên họ đồng ý là buổi chiều ngày 24/12/2007 sẽ tiếp tục làm việc. Sáng hôm sau 24/12/2007 8h họ tiếp tục gửi giấy mời và tôi lại bị thẩm vấn liên tục từ 14h cho đến 19h. Họ liên tục quay phim, ghi âm quá trình thẩm vấn tôi và sau đó ép buộc tôi phải ký vào một tờ giấy viết tay với nội dung là tôi đã vi phạm nghị định 38/2000/NĐ-CP, cam kết không đi biểu tình nếu không xin phép cùng với lời khuyên SVHS là không được đi biểu tình nếu không xin phép trước. Tuy nhiên tôi đã không đồng ý ký tên vào văn bản này. Vì thế họ cố tình cầm giữ tôi mãi đến 24h35p tôi mới được thả về.

Như vậy tôi đang trong vai trò là một người tố cáo thì lại được họ đối xử như một nghi can về một trọng tội nào đó. Tôi xin trích dẫn ngay đây quyền của “người tố cáo” và nghĩa vụ của “người bị tố cáo” theo Luật khiếu nại và tố cáo để ông dễ hình dung ra sự ngược ngạo này:

"Điều 57

1- Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.

2- Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật."

"Điều 58

2- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra."

Trong khi tôi chưa được “thông báo kết quả giải quyết tố cáo” và nghe người bị tố cáo “Giải trình về hành vi bị tố cáo” thì tôi lại tiếp tục bị bắt về đồn công an và tội phạm “bắt giữ người trái pháp luật” lại tiếp diễn. Tôi cũng xin nhấn mạnh rằng việc bắt giữ tôi chính là một tội phạm hình sự được nhân viên của ông công khai tiến hành ở nơi công cộng với vô số người dân chứng kiến và đã ghi lại hình ảnh này. Ngoài ra việc bắt giữ người trái pháp luật này căn cứ theo điều 123 Bộ luật hình sự, đến nay đã có các yếu tố tăng nặng định khung như sau:

“a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Phạm tội nhiều lần;”

Ai đã cho phép công an công nhiên vi phạm pháp luật hình sự đối với công dân mà mình đang có trách nhiệm bảo vệ họ, tôi tin chắc rằng ông không phải mất nhiều thời gian để xác định.

Nhân đây tôi cũng xin khẳng định với ông rằng tôi hoàn toàn không vi phạm nghị định 38/2000/NĐ-CP bởi lẽ:

1. Nghị định 38/2000/NĐ-CP không phải là nghị định điều chỉnh về hành vi biểu tình của công dân.

2. Việc tụ tập đông người đơn thuần và hành vi biểu tình là khác nhau và hoàn toàn có thể phân biệt được.

3. Việc tham biểu tình của cá nhân tôi cũng giống như hàng ngàn người dân khác mà mục đích của nó chính là sự phản kháng đối với hành động ngang ngược và nguy hiểm của Quốc vụ viện Trung quốc đối với Tổ quốc Việt nam, hy vọng ông là người Việt nam và đồng cảm được với tôi.

Tôi cũng khẳng định động cơ tố cáo của tôi không những là một quyền luật định mà còn xuất phát từ ý thức thượng tôn Pháp luật và đây cũng một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước ta đang hướng tới đó là “xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN của dân, do dân vì dân”.

Vì thế tôi cũng mong ông xem xét đơn khiếu nại và tố cáo của tôi với tinh thần thượng tôn Pháp luật và không quá thời gian luật định.

Các yêu cầu cụ thể của tôi như sau:

1. Ông phải sớm tiến hành hoạt động điều tra để có quyết định cụ thể rằng có khởi tố hay không khởi tố những người đang bị tôi tố cáo là vi phạm luật hình sự.

2. Những thiệt hại về vật chất và tinh thần của tôi phải được giải quyết thỏa đáng.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tp.HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2007.

Người tố cáo

NGUYỄN VĂN HẢI

2700521080102542294IXwXeU_fs
Toàn cảnh cuộc bắt giữ Điếu Cày lúc 15h18' ngày 16/12/2007
test1
Khuôn mặt Điếu Cày ngay sau chiếc nón bảo hiểm màu vàng nhạt với một bàn tay đen ở cổ

Cảnh báo về trang giả danh CLB Nhà báo Tự do




Thưa tất cả các bạn đọc,
Chúng tôi vừa phát hiện ra một trang giả danh CLB Nhà báo Tự do. Trang này sử dụng theme, avatar, và những thông tin khác ... hệt như trang của chúng tôi. Có những thân hữu đã lầm nên tiếp tục add vào friends list trang giả này.
Đường link của trang giả : http://360.yahoo.com/profile-Kvh9kBkyd6Ttjb4jMyJJ
Chúng tôi đã chụp lại màn hình và các bạn có thể so sánh:
Blast có 1 câu vẫn giữ giống như trang của chúng tôi vài ngày trước.
Friends list của họ có 17 p
Member since December 2007
Quick comments là 22
Họ chỉ copy được 7 entry
Như các bạn cũng thấy, trang giả này tất nhiên được tung ra với ý đồ không trong sáng và vào đúng thời điểm các thành viên của CLB chúng tôi đang bị "khủng bố" nặng nề.
Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất cứ thông tin nào trên trang hàng giả, hàng nhái này.
Chúng tôi cảnh báo chủ nhân của trang hàng giả này, dù có dụng ý nào chăng nữa, hành vi làm hàng giả hàng nhái ấy luôn luôn bị lên án.
Hãy ngưng ngay lại ý đồ của quý vị
TM/CLB Nhà báo Tự do

26 thg 12, 2007

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ THỰC TẾ PHŨ PHÀNG




Từ khái niệm về Nhà nước pháp quyền XHCN

Theo Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN là khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của nhà nước. Tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, nhưng thuật ngữ NNPQ xuất hiện muộn hơn. Thuật ngữ này không được dùng trong sách báo Anh - Mỹ. Trong tiếng Anh người ta thường dùng một khái niệm tương tự - Rule of Law (Sự ngự trị của pháp luật). Ngày nay, khi nói tới NNPQ trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị phổ biến.

Có thể thấy hai khía cạnh của NNPQ:

1) Pháp lý hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội (hay nói cách khác, đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật);

2) Nội dung pháp lý, tức là bản thân pháp luật phải bảo đảm yêu cầu khách quan thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng NNPQ với nội dung cơ bản là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung NNPQ vào điều 2, Hiến pháp 1992.

Tài liệu giảng dạy bộ môn Nhà nước và Pháp luật của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ghi rõ:

Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật XHCN, tất cả mọi công dân đều phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, không có ngoại lệ, không ai có quyền đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Trong đó, các quyền dân chủ, tự do và lợi ích chính đáng của con người, của công dân được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có sự hiện diện và điều chỉnh của pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có sự ràng buộc giữa các cơ quan Nhà nước và pháp luật.

CHÍNH QUYỀN là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước và xã hội ở các nước trên thế giới.

Vì sao gọi là chính quyền?

Từ “chính” () có 3 nghĩa: 1. Ở giữa, ngay thẳng. 2. Chủ yếu, quan trọng, trái với phụ. Ví dụ: Phần chính, Ý chính; 3. Đúng là, đích là. Ví dụ: Chính nó đã nói thế.

Có thể hiểu chính quyền là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước và xã hội một cách chính danh, chính thức, ngay thẳng, được mọi người công nhận, nhằm thi hành công việc quản lý Nhà nước.

“Chính” ngược lại với “ngụy” () là giả, lời nói mê sảng, giả trá. Ví dụ: ngụy quỷ (dối trá, quỷ quyệt), ngụy chứng (khai man), ngụy quân (dùng hình nộm giả làm quân), ngụy tạo (làm giả, giả mạo), ngụy tệ (tiền giả), ngụy thác (lấy đồ mới giả làm đồ cổ), ngụy thiện (đạo đức giả), ngụy trang (giả trang).

Một Nhà nước mà không chính danh, không ngay thẳng, không tuân thủ nghiêm các quy định phápluật, người thừa hành công vụ đầy rẫy hành vi giả trá, lừa lọc quần chúng nhân dân… thì không gọi là bộ máy chính quyền mà phải gọi là bộ máy ngụy quyền.

Đến các quy phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

“Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”;

“Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân: Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”;

“Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”;

“Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Đó là những nguyên tắc bất di bất dịch được quy định rõ tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam.

Về các trường hợp tạm giữ người cũng được quy định rõ ràng như sau:

1)-Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Theo Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, được cụ thể hóa bằng Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ: “Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.”

2)-Tạm giữ người là biện pháp ngăn chặn trong Tố Tụng Hình Sự: Theo Điều 68 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự (năm 1987 và được sửa đổi bổ sung theo Luật ngày 09/06/2000): “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang”.

- Trường hợp khẩn cấp (Điều 81) được hiểu là: khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hoặc khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chận ngay việc người đó trốn hoặc tiêu chuỷ chứng cứ; hoặc khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.

Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt (khoản 2, 3, 4 Điều 81 BLTTHS).

- Phạm tội quả tang (Điều 82): Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt .

Thời hạn tạm giữ trong trường hợp này theo Điều 69 Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày đêm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày đêm. Trong trường hợp đặc biệt cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng cũng không được quá ba ngày đêm.

Trong mọi trường hợp tạm giữ người thì người thi hành lệnh phải triển khai lệnh cho người bị tạm giữ biết, lập biên bản về việc tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ 1 bản lệnh tạm giữ.

Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ (Điều 86).

Và hành vi liên tục bắt giữ người trái pháp luật của CA Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 16/12/2007, vì tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, bị bắt giữ trái phép lần thứ 1 trên đường Võ Thị Sáu với lý do nghi ngờ buôn bán ma túy nhưng không tìm thấy chút ma túy nào mà chỉ để hỏi vớ vẩn vụ biểu tình.

Ông Nguyễn Văn Hải đã gởi đơn tố cáo hành vi bắt người trái pháp luật đến Giám đốc CA Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu xử lý.

Sáng ngày 23/12/2007, ông Nguyễn Văn Hải lại bị bắt giữ trái phép lần thứ 2 với lực lượng hùng hậu hơn lần thứ 1 gồm: Công an phường, Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát cơ động 113, CA mặc thường phục và 1 xe Cảnh sát 113 dùng vũ lực lôi kéo ông Hải tống lê xe chở đi với lý do còn lố bịch hơn lần thứ 1 là “Mời giải quyết đơn tố cáo”. Đạo đức xã hội, lễ nghĩa ngàn đời, phép tắc xã giao, hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam lại có cái kiểu “mời”, kiểu đối xử với người tố cáo như cách bắt giữ một tên tội phạm hình sự nguy hiểm như vậy sao?

Từ một người bị xúc phạm thô bạo đến nhân phẩm, danh dự, thân thể một cách trái pháp luật, ông Hải đã có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật (tức CA Thành phố Hồ Chí Minh và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì mức độ “khủng bố” công dân càng ngang nhiên ngạo nghễ, thách thức người dân tay không tấc sắt một cách công khai trước hàng trăm cặp mắt quần chúng tại khu vực tòa nhà Diamond Plaza, bất chấp tiếng kêu chê trách, phẫn nộ của những người chứng kiến.

Có thể điều động một lúc nhiều lực lượng tham gia, điều cả xe 113 để bắt giữ ông Hải thì rõ ràng không phải thẩm quyền của mấy anh CA phường rồi.

Hành vi “khủng bố” càng ngày càng gia tăng khi ông Hải đến CA phường 8 quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc theo lời mời của CA thì bị câu lưu tại đây đến 0 giờ 45 phút ngày 25/12/2007 mà không có bất cứ một quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính hay lệnh tạmgiữ theo thủ tục tố tụng hình sự nào.

19 giờ ngày 24/12/2007, ông Hải gọi điện cho tôi hay là ông vẫn còn bị CA dùng vũ lực giữ ở CAP8 Q3 mà chưa được ăn gì. Tôi thật bất nhẫn khi nghe thấy việc một công dân vô tội bị lực lượng CA đối xử tệ bạc hơn một tên tội phạm đã bị Tòa án tuyên là có tội.

Đến 20 giờ, tôi được một người bạn cho hay ông Hải vừa được CAP cho ăn 1 tô phở. Lại thêm một chuyện bi hài, chẳng biết phở này là phở vĩa hè 5.000 đồng/tô hay phở 24.000 đồng/ tô? Nhưng chi tiết CAP gọi một dân phòng ra ngoài mua rồi bưng vào ngay thì tôi dám khẳng định chắc chắn là chẳng phải phở của hệ thống cửa hàng phở 24. Tôi, một người phụ nữ chuyên làm việc văn phòng mà ăn 1 tô phở còn không thấm, huống hồ đàn ông như ông Hải thì ai cũng hiểu tô phở ấy ăn vào nó chạy đi đâu.

Tôi còn nghe ông Hải nói ông bị lục soát thân thể, tịch thu, tự tiện khám xét, xem nghe các vật dụng cá nhân của ông (máy ghi âm) mà không được sự đồng ý của ông cũng như không có tờ lệnh khám xét nào.

Ai cũng biết rằng LỄ GIÁNG SINH là một trong những đại lễ của đạo Kitô tổ chức từ giữa đêm 24 đến 25.12 dương lịch, là ngày sinh của Chúa Giêsu, hay còn được gọi là ngày Chúa Giáng sinh, Lễ Giáng sinh được tổ chức trọng thể tại nhà thờ với nghi thức tôn nghiêm trang trọng. Ở Việt Nam, Lễ Giáng sinh không chỉ dành riêng cho các tín đồ của đạo Công giáo, mà cư dân trong một số vùng có đạo Công giáo, đặc biệt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chia vui với giáo dân. Đêm Giáng sinh thường thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các nam nữ thanh niên. Vì vậy, lễ Giáng sinh ở Việt Nam còn bao hàm cả ý nghĩa sinh hoạt văn hóa cộng đồng của toàn thể người Việt có đạo hay không có đạo, nên hàng năm vào ngày này vẫn xảy ra hiện tượng kẹt xe cũng không phải là chuyện lạ.

Ngăn cản người dân tham gia lễ Giáng sinh là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân, xâm phạm đến quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa, tôn giáo đã được pháp luật cho phép.

Niềm tin bị bóp chết thô bạo

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tôn trọng các giá trị truyền thống “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, trong đó chữ Tín được coi là quan trọng nhất trong quan hệ giao tiếp xã hội. Không phải tự nhiên mà ông bà ta có nhiều câu nói về chữ Tín: “Nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin”, “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, “Nhất ngôn như phá thạch”….

- Ở tù cũng có chế độ ăn uống đàng hoàng, đủ bữa, đúng giờ. Nay, các anh CA lại dùng vũ lực câu lưu người dân ở cơ quan mình nhưng không cho ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đó là BẤT NHÂN;

- Ông Hải dù gì cũng là cựu chiến binh, nếu ông may mắn không hy sinh vì Tổ quốc trong cuộc kháng chiến giữ nước thì không thể vì thế mà phủi sạch đóng góp của ông, chỉ vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc đòi Hoàng Sa - Trường Sa cho Việt Nam (nếu có đòi được thì cá nhân những người biểu tình cũng không được lợi lộc gì) mà bị những người gọi là Công An Nhân Dân trở mặt coi ông như thù địch, đó là BẤT NGHĨA;

- Nói là “Mời” nhưng không giữ đúng nguyên tắc lịch sự tối thiểu của việc “mời”. Tự ý xem, nghe tài liệu trong máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó, cũng không có lệnh (bằng văn bản) do người có thẩm quyền ký đúng quy định pháp luật; ngăn cản công dân tham gia sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, đó là BẤT LỄ;

- Không đủ lý lẽ để thuyết phục người dân phải “tâm phục khẩu phục”, hành xử ngang ngược, ỷ vào sức mạnh của số đông có vũ khí trong tay, bất chấp quy định pháp luật, tự cho phép mình chà đạp lên pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của công dân, đó là BẤT TRÍ;

- Nói một đàng làm một nẻo. Giấy mời chữ ghi rành rành “giải quyết đơn thưa tố cáo” nhưng không giải quyết đơn thưa tố cáo mà lấy đông hiếp ít, lấy thịt đè người, dùng thủ đoạn “xa luân chiến” cố ý khủng bố tinh thần nhằm gán ghép tội cho công dân đó là BẤT TÍN.

Những kẻ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA, BẤT TRÍ, BẤT LỄ, BẤT TÍN như thế có nên gọi là “chính quyền”???

Người đại diện cho cơ quan pháp luật, người có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân lại ngang nhiên vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì công dân như tôi đây phải tin ai???

Đêm 24/12/2007, Thiên chúa Giáng sinh muộn màng ở Sài Gòn. Tôi, một kẻ vô thần, vô cùng cảm ơn Thiên Chúa lòng lành, sau mấy mươi năm Người cũng đã cho tôi được sáng mắt sáng lòng rằng tôi chỉ có thể đặt niềm tin vào Thiên Chúa!

Sài Gòn, ngày 25/12/2007
Tạ Phong Tần

24 thg 12, 2007

Một buổi sáng chủ nhật bất thường & hình ảnh blogger Điếu Cày bị bắt




Ảnh chân dung anh Điếu Cày - cựu chiến binh Hoàng Hải thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng - sáng ngày chủ nhật 23/12/07 trước khi bị bắt)

Sáng nay ra khỏi nhà đi uống cà phê với anh em. Lại có người lẽo đẽo bám theo. Vẫn như thói quen là mình chụp cảnh “mây trời” xung quanh. Hôm nay mình quyết định đi thử xe bus nên có thời gian chụp ảnh.

Thấy có mấy người bộ dạng khả nghi bám theo, sợ đây là băng nhóm tội phạm, mình chụp ảnh để làm bằng chứng cho các chú công an điều tra. Thấy rõ nguyên một băng, một nấp sau cái cột, một thì lấy tay che mặt, còn hai đang quay đầu xe. Tổng cộng là 4 người.


4 người lén lút bám theo mình.

Tự dưng có hai người đi trên xe gắn máy vọt lên, mặt che kín, giọng đe dọa: “Mày coi chừng tao đập máy chụp hình của mày bây giờ?”.

Mình hỏi lại “Các anh là ai vậy?”. Họ đi mất.

Đây là số xe của hai người dám đe dọa công dân giữa ban ngày: 51-P9-6734. Nếu có thể, đề nghị các chú công an điều tra thử coi đây là băng nhóm nào mà lộng hành quá thể.


Biển số xe của hai tên côn đồ dọa đập máy chụp hình.

Sau khi uống cà phê với các anh em, có cả hai chú bên A38 ngồi uống cùng, nghe nói hai chú này là “bạn” của chị Tần, mấy anh em đi vòng vòng phố xá khu trung tâm. Lúc nào cũng thấy có “anh bạn” đẹp trai áo xanh nhạt bám theo.


DSC00863

Sau đó, cả nhóm đi bộ đến khu công viên 30-4, trước Diamond Plaza, cạnh Nhà văn hóa thanh niên, các anh công an chặn lại dù không giải thích được tại sao nhóm mình không đi bộ vào được, trong khi những người khác vẫn đi vào nhà văn hóa thanh niên và đi bộ qua lại bình thường. Các anh ấy chỉ nói là có gì thì hỏi cấp trên chứ các anh ấy chỉ làm theo lệnh.

Sau đó, mấy anh em ra chụp hình lưu niệm ở ngay cạnh Diamond Plaza. Rồi qua uống cà phê ở Diamon Plaza.


DSC00872


DSC00870

Dù vậy, công an vẫn tiến đến mời anh Điếu Cày về phường làm việc. 7h tối hôm qua, thứ bảy 22/12/07, công an phường đã đến nhà anh Điếu Cày 7h sáng nay, chủ nhật 23/12/07 để làm việc về đơn tố cáo việc công an bắt anh ấy một cách phạm pháp giữa đường.


DSC00873

Sau khi anh Điếu Cày không đồng ý lên phường làm việc vào chủ nhật, vì anh không đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, hơn nữa, là thư mời thì công dân có quyền không đi, chỉ khi có giấy triệu tập mới bắt buộc phải đi. Anh Điếu Cày có giải thích rõ ràng là nếu công an muốn, ngày mai anh ấy sẽ lên phường làm việc đàng hoàng.

Dù vậy, công an đã điều xe tới để chuẩn bị bắt anh Điếu Cày đi.


DSC00874


DSC00875

Công an đang tiến tới.


DSC00876

Cưỡng chế anh Điếu Cày.


DSC00877


DSC00878

Công an mặc thường phục giơ tay ngăn mọi người chụp ảnh. Thậm chí họ còn cướp cả máy ảnh của anh Ba Sài Gòn.


DSC00879

Hình ảnh lúc lộn xộn.


DSC00881


DSC00882

Công an chỗ nhà văn hóa thanh niên.


DSC00883


DSC00886


DSC00885

Trước lãnh sự quán Trung Quốc.


công an trước lãnh sự quán Trung Quốc

Từ trước đến giờ, mình không đưa hình ảnh các anh, các chú công an theo dõi mình lên mạng vì khi chụp ảnh, thấy các anh, các chú lấy tay che mặt, mình biết là các anh các chú cũng hiểu chuyện mấy ảnh đi theo dõi công dân tự do như vậy là sai. Mình chỉ chụp ảnh để các anh, các chú công an biết là các anh, các chú đã bị phát hiện.

Nhưng hôm nay, các anh, các chú đã làm quá đáng. Thứ nhất là các anh đi hăm dọa mình giữa ban ngày với giọng điệu rất côn đồ. Thứ hai là các anh đi giựt máy chụp hình của anh Ba Sài Gòn – luật gia Phan Thanh Hải. Thứ ba là các anh em trong nhóm đã nghe lời các anh, không tiến vào tiếp mà sang Diamond Plaza uống cà phê, các anh công an vẫn bắt anh Điếu Cày. Thứ tư là các anh lại tiếp tục đánh đập luật sư Bùi Kim Thành, một phụ nữ lớn tuổi để ngăn luật sư Thành ra ngoài.

Rồi tối hôm qua, 11h30 công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới thả nhà văn, nhà báo, blogger Trang Hạ về.

Muốn dân tuân thủ luật pháp, chính quyền phải tuân thủ luật pháp trước để làm gương. Nếu không thì dân làm sao tuân thủ luật? Phép nước không nghiêm thì xã hội loạn lạc là điều dễ hiểu.

Hi vọng là anh Điếu Cày sớm về! Và các anh, các chú công an sớm trả lại máy ảnh cho anh Ba Sài Gòn – luật gia Phan Thanh Hải! Các anh, các chú công an không nên sách nhiễu công dân một cách bất hợp pháp như vậy

Nguồn : CLB Nhà báo Tự do

21 thg 12, 2007

Điếu Cày nhận được giấy mời !




ThuMoiLamViecCN231207-b

Vào lúc 19h20 tối nay Điếu Cày nhận được giấy mời sáng mai ngày 23 tháng 12 năm 2007 lên CA phường 8 Quận 3 để làm việc.Lý do : giải quyết đơn thư tố cáo ???.

Không biết đơn thư Tố cáo của mình mới gửi đi mà giải quyết lẹ dữ vậy sao? Cải cách hành chánh kiểu này tiến bộ quá đi.

Dưng mà!!!??? Ngày mai là chủ nhật mới đau cho Điếu Cày chứ.!!!Hu Hu Hu!!!

20 thg 12, 2007

Về việc bắt giữ người trái pháp luật của công an Tp.HCM




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

* * * * * * *

ĐƠN TỐ CÁO

Về việc: bắt giữ người trái pháp luật của công an Tp.HCM chỉ vì lý do đã biểu tình phản đối Trung quốc ngang nhiên công bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Kính gửi : Ông Nguyễn Chí Dũng – Giám đốc công an Tp.HCM

Đồng kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân Tp.HCM

Tên tôi là : NGUYỄN VĂN HẢI, Sinh năm : 1952.

CMND số : 023413253 do Công An Tp.HCM cấp ngày: 06/01/2000

Hiện cư trú tại : 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, Tp.HCM

Xin trình bày với ông sự việc như sau:

Nguyên tôi cùng nhóm Blogger Câu Lạc bộ Nhà báo tự do (CLBNBTD) có tham gia biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 16/12/2007 tại khu vực Nhà văn hóa thanh niên, gần Lãnh sự quán Trung quốc. Cuộc biểu tình này xuất phát từ tấm lòng yêu nước và căm phẫn của một người dân trước hành động ngang ngược của nhà cầm quyền trung Quốc, động cơ và mục đích của tôi cũng như tất cả những người đã tham gia biểu tình ở cả Tp.HCM và Hà nội. Như ông cũng đã biết từ những băng ghi hình chi tiết của Công an Tp.HCM, từ thông tin của những nhà báo tự do từ khắp nơi trên Blog và internet thì cuộc biểu tình có khoảng 300 người ở Tp.HCM, 2000 người ở Hà nội thì những người biểu tình chúng tôi tham gia trong với một thái độ ôn hòa và không hề có một hành vi quá khích hay vi phạm pháp luật nào cụ thể.

Sau khi biểu tình chấm dứt, chúng tôi đến 57 Phạm Ngọc Thạch để lấy xe ra về. Lên xe gắn máy, tôi vừa chạy khoảng hơn 100m, tới ngã ba Phạm Ngọc Thạch và Võ Thị Sáu ngay góc cây xăng thì bất ngờ một chiếc Honda @ cúp chắn ngay đầu xe, từ phía sau hai chiếc xe máy khóa hậu, tất cả đều mặc thường phục.

Lập tức, hai người từ phía sau giữ chặt hai tay tôi, chúng cố gắng bẻ quặt ra sau, tôi vùng mạnh và hô to: "Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp, bà con hãy giúp tôi". Hai người nữa nhảy xổ vào, một người kẹp cổ và bóp mạnh yết hầu tôi, hai người khác túm chặt hai chân tôi bê bổng lên, một người liên tiếp đấm mạnh vào bụng tôi. Lấy hết sức, tôi vùng vẫy và cố la lên cho bà con biết nhưng tiếng la không phát ra được vì yết hầu đã bị bóp mạnh nghẹt thở. Một người đàn ông đi qua thấy cảnh bắt giữ công khai bèn dừng xe và hỏi: "sao lại bắt người?". Một trong bọn họ trả lời: "trộm", một người khác tiếp: "buôn ma túy". Tôi lại cố lồng lên nhưng vô vọng, hai bàn tay như gọng kềm bằng thép ra sức bóp chặt yết hầu tôi.

Họ đẩy tôi lên yên sau xe máy và một người ngồi kèm phía sau nhưng tôi cố đạp vào xe máy để vùng ra, bàn tay bóp yết hầu chợt lỏng ra, tôi la lớn: "Bà con ơi! Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp" Bọn họ xông vào lần nữa, lần này cả 6 người kẹp chặt cổ tôi và bóp mạnh. 3 giờ chiều, con đường Võ Thị Sáu tấp nập bị dồn cục lại, rất đông người dân hai bên đường đứng nhìn. Biết không dùng được xe máy họ kêu 1 chiếc taxi. Tôi vẫn vùng vẫy rất mạnh nhưng do ngạt thở quá lâu, tôi lịm đi.

Chiếc taxi chạy hẳn vào trong sân trụ sở công an phường ĐaKao, Quận 1, xe vừa đỗ họ bật cửa xe lôi chân tôi ra, một người có vẻ là chỉ huy quát: "Thu ngay điện thoại, không để nó trả lời phỏng vấn”, hai người giữ hai tay tôi và thọc tay vào túi quần tôi lấy ngay điện thoại và chiếc máy ảnh. Bất ngờ chiếc điện thoại của tôi đổ chuông, tôi chụp vội và hét vào máy: "Anh bị bắt! Anh bị bắt". Lập tức bốn người xông vào đè tôi ngã xuống đất, họ vừa quát nạt vừa giành giật chiếc điện thoại nơi tay tôi. Tôi giữ chặt điện thoại và vẫn la lớn hô hào cướp máy. Người chỉ huy vào nói bọn họ dừng lại và mời tôi ngồi lên ghế. Tôi vẫn ngồi dưới đất và nói : "Các anh muốn làm việc với tôi phải đưa giấy mời, không thể hành xử với tôi như vậy được, dù sao tôi cũng là một cựu chiến binh". Một người cao to hùng hổ sấn tới :"Mày đóng góp được gì, nhà tao chết hai người đây, tao đấm bỏ mẹ mày bây giờ". Người chỉ huy can ra nhưng họ vẫn mang điện thoại của tôi đi mất.

Người làm việc với tôi khoảng gần 50, tóc hớt ngắn kiểu đầu đinh. Anh ta hỏi tôi vài câu xã giao, tôi phản ứng ngay : "Các anh muốn làm việc với tôi các anh phải gửi giấy mời trước, tôi đang là công dân tự do không thể chặn bắt tôi giữa đường kiểu bắt cướp giật như thế được". Anh ta chối ngay : "Cái đó tôi không biết"!

Sau đó họ tra hỏi tôi nhiều thứ về những thông tin cá nhân trong điện thoại của tôi và về những bạn bè của tôi với chủ đích quy kết tôi là người tổ chức biểu tình. Tất nhiên tôi không có gì để trả lời vì việc biểu tình rõ ràng là sự tự nguyện và hào hứng tham gia xuất phát từ lòng yêu nước và được những Blogger và đông đảo sinh viên hết sức ủng hộ.

Cuối cùng tôi được thả về lúc khoảng 20h20p.

Với sự việc xảy ra như trên, tôi buộc lòng phải suy đoán những người đã bắt tôi, đánh tôi và vu cáo cho tôi là “trộm”, là “buôn ma túy” đều là người của Công an Tp.HCM, thuộc quyền quản lý của ông, họ thực hiện theo một kế hoạch đã định sẵn nhằm bắt giữ, khống chế tôi về đồn công an Phường Đa Kao để thi hành một công vụ gì đó cho ông. Tuy nhiên hành động của họ là trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp và các quy định Pháp luật khác đều thừa nhận, cụ thể là:

- Quyền tự do đi lại và cư trú theo Điều 68 Hiến pháp 1992 “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú..”

- Quyền biểu tình theo điều 69 Hiến pháp 1992 "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể theo Điều 71 Hiến pháp 1992 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”

Với diễn biến cuộc bắt giữ giữa đường cho thấy họ áp dụng cách “bắt người trong tình trạng khẩn cấp” theo điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Tôi xin trích dẫn ra đây để ông xem xét như sau :

“1. Trong những trường hợp sau đây thì được bắt khẩn cấp:

a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng;

b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.”

Vâng rõ ràng việc biểu tình của tôi cũng như hàng ngàn người dân khác đã thực hiện không thể bị xem là chuẩn bị phạm bất cứ một tội nào trong bộ Luật hình sự hiện hành. Vâng tôi có thể sai, còn ông là người am tường pháp luật xin ông phân tích cho tôi hiểu rõ về hành động biểu tình của mình đã vi phạm điều luật nào trong bộ luật hình sự mà nhân viên của ông có thể bắt tôi trong một tình trạng khẩn cấp mà chỉ áp dụng cho loại tội phạm nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng mà thôi. Rõ ràng họ đã cố ý vu cáo cho tôi là “buôn ma túy” ngay giữa đường phố.

Thưa ông nếu như ông rơi vào trường hợp như tôi, ông có thấy danh dự và nhân phẩm của mình bị xúc phạm quá nghiêm trọng và nặng nề hay không ?

Thực lòng mà nói tôi chưa thể nào quên được cái cảm xúc đau đớn về phẩm giá công dân của mình bị sỉ nhục, giá như quân Trung quốc làm chuyện đó thì rất bình thường, nhưng tôi lại bị chính những người thực thi Pháp luật bức hại, quả thực là tôi không thể hiểu nổi.

Với sự giúp đỡ của các luật gia về luật hình sự, tôi đã hiểu được hành vi bắt giữ, bóp cổ, yết hầu, bẻ ngoặt tay, đấm vào bụng, vu cáo tôi là trộm, là buôn ma túy, khiêng tôi lên xe Taxi như một tên tội phạm nguy hiểm, thu giữ điện thoại, máy ảnh, đe dọa đấm tôi, chửi mắng tôi của những người công an hôm ấy đã có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự mà ông đã hiểu rất rõ với những tội danh cụ thể sau đây:

1. “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123 Bộ luật hình sự:

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

2. “Tội làm nhục người khác” theo điều 121 Bô luật hình sự:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

3. “Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 Bộ luật hình sự:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

Khi tôi về nhà kiểm tra lại thấy máy ảnh kỹ thuật số loại lớn bị vỡ màn hình, mất 1 thẻ nhớ của máy ảnh nhỏ, và một số chùm chìa khóa nhà. Người đau nhức mệt mỏi, cổ họng đau buốt, nhai nuốt rất khó khăn, giọng khàn đi tiếng nói nhỏ hẳn đi. Tôi đã đi khám tại bệnh viện Hồng đức với kết quả nội soi cho thấy “thanh khí quản nề sung huyết”, họ cho thuốc uống và hẹn tái khám để theo dõi tiếp. Riêng tâm trí tôi không thể nào quên được hình ảnh mình bị vu là tội phạm ma túy ngay giữa đường mà không thể nào phản đối được vì yết hầu bị bóp nghẹt.

Bằng đơn tố cáo này tôi tha thiết ông dùng trách nhiệm và quyền hạn của mình mà nhân dân đã tin tưởng trao cho ông để tiến hành điều tra cụ thể và truy cứu trách nhiệm hình sự những người đã vi phạm pháp luật để giữ gìn kỷ cương phép nước cũng như làm người dân yêu nước cảm thấy an lòng và tin tưởng vào chế độ tốt đẹp của chúng ta.

Ngoài ra tất cả các thiệt hại về vật chất, tổn hại về tinh thần của tôi phải được bồi thường thỏa đáng theo đúng quy định hiện hành của Pháp Luật.

Tôi rất mong ông sớm trả lời và không quá thời gian luật định (20 ngày) theo điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự vì mỗi ngày ông chưa trả lời thì cảm giác thất vọng và sỉ nhục do lòng yêu nước bị đàn áp, vu cáo oan ức vẫn còn trong tôi, và hình ảnh ngang ngược bất chấp pháp luật của những người công an đã vi phạm pháp luật ấy vẫn còn nguyên trong ánh mắt của người dân Việt nam. Bởi lẽ đơn tố cáo này của tôi cũng sẽ được gửi cho bất kỳ một cơ quan báo chí nào có quan tâm.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tp.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2007.

Người tố cáo

NGUYỄN VĂN HẢI